Kinh tế

Bức xúc vì hàng xuất khẩu bị đánh thuế như hàng chợ


Ngày đăng: 11/08/2020 Lượt xem: 547

Sản phẩm chế biến xuất khẩu bị đánh đồng với hàng sơ chế, doanh nghiệp bị áp mức thuế cao bất hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến nông sản, thủy sản bức xúc cho biết: Các mặt hàng nông, thủy sản phải đầu tư công nghệ rất tốn kém và trải qua nhiều công đoạn chế biến, bảo quản, đóng gói… nhằm gia tăng giá trị rồi mới xuất khẩu. Nhưng nghịch lý là những sản phẩm này vẫn phải đóng mức thuế như với hàng sơ chế, chưa chế biến.

buc xuc vi hang xuat khau bi danh thue nhu hang cho

 

Điều này gây khó khăn, thiệt hại rất lớn cho cộng đồng DN trong bối cảnh họ đang gồng mình chống đỡ với dịch COVID-19.

Hàng chế biến đánh đồng với bán ở chợ

Thời gian qua, rất nhiều công ty thủy sản phản ánh gặp vướng mắc về thuế thu nhập DN (TNDN) liên quan đến việc thực thi Thông tư 26/2015 và Thông tư 96/2015 của Bộ Tài chính. Trong đó, bất hợp lý nhất là mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu bị áp thuế giống như hàng thô, sơ chế.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng, cho biết hiện công ty phải nộp thuế TNDN với mức 20%/năm, trong khi đáng lẽ phải được hưởng mức thuế ưu đãi chỉ 10%-15%/năm. Điều này có nghĩa là công ty bị áp mức thuế TNDN tăng cao, thậm chí gấp đôi.

“Nguyên nhân là do sản phẩm thủy sản đã qua chế biến của chúng tôi bị xem là hàng sơ chế. Ví dụ từ con cá tra để chế biến thành miếng cá phi lê, tẩm ướp gia vị thơm ngon đến người tiêu dùng, chỉ cần lấy ra chiên, hấp ăn liền nhưng lại bị coi là hàng sơ chế thì quá bất công. Chúng tôi làm hàng xuất khẩu mà chỉ coi như hàng bán ngoài chợ thì phải xem lại” - ông Đạo bức xúc.

Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cũng cho rằng việc áp mức thuế suất thuế TNDN 20% cho hàng thủy sản là sơ chế trong khi thực tế đa số là các sản phẩm đã qua chế biến đang gây nhiều bất cập và không phù hợp với thực tế. Bởi hiện nay, hoạt động chế biến của các công ty thủy sản gồm ba dạng: Chế biến từ sản phẩm tươi sống để xuất khẩu; chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín và chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng.

“Thế nhưng khi quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra các công ty chế biến thủy sản, các sản phẩm của cả ba dạng chế biến trên đều không được các cơ quan ngành thuế công nhận là sản phẩm chế biến mà chỉ là sơ chế. Điều bất cập này khiến tỉ lệ phải nộp thuế của các công ty thủy sản hiện tại đều là 20%/năm, không đúng với bản chất chế biến của ngành” - ông Hòe chia sẻ.

buc xuc vi hang xuat khau bi danh thue nhu hang cho
Những vướng mắc về thuế TNDN gây khó khăn, tổn thất cho nhiều DN chế biến thủy sản. Ảnh: Q.HUY

Không phù hợp với thực tế

Cũng theo VASEP, hầu như các sản phẩm thủy sản chế biến được đóng gói hoàn chỉnh để bán ra trực tiếp tại các siêu thị nước ngoài thì không thể gọi là sơ chế được. Không nên đánh đồng một nhà máy chế biến thủy sản quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao với một vựa sơ chế thủy sản đơn giản kiểu như lặt đầu tôm cá, ướp lạnh.

“Quy định về sơ chế, chế biến tại các văn bản về thuế không phù hợp với thực tế ngành chế biến thủy sản; không phù hợp với quy định của Luật An toàn thực phẩm và Quyết định số 27/2018 của Thủ tướng về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam” - đại diện VASEP nhấn mạnh.

Không chỉ ngành thủy sản, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu như trái cây, hạt điều… cũng chung số phận. Ông Nguyễn Đức Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Tổng giám đốc Công ty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tân An, cho hay: Hiện nay nhiều mặt hàng điều chế biến xuất khẩu vẫn bị xem là mặt hàng sơ chế chứ không được coi là chế biến.

“Chúng tôi phải đầu tư máy móc chế biến ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như hạt điều rang muối, điều chiên, điều snack… xuất khẩu. Thế nhưng vẫn bị áp thuế như với hàng chưa qua chế biến là không hợp lý” - ông Thanh nói.

Cần điều chỉnh khái niệm hàng chế biến

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, chuyên xuất khẩu trái cây, cho rằng khái niệm giữa sơ chế và chế biến hiện nay rất mập mờ. Do vậy, các cơ quan chức năng cần lắng nghe góp ý từ cộng đồng DN theo hướng phải mở rộng khái niệm chế biến ra.

Ví dụ, đối với các mặt hàng từ khi thu hoạch đến khi xuất khẩu vẫn không thay đổi nhiều, chỉ rửa sạch, đóng gói rồi xuất đi thì đó là sơ chế. Còn khi mặt hàng như trái cây đưa về nhà máy đã qua nhiều công đoạn gồm bảo quản, đóng gói, chiếu xạ, xử lý hơi nước nóng… thì nên đưa vào diện sản phẩm chế biến. Không thể đánh đồng với nhau để áp thuế, gây thiệt thòi cho nhà kinh doanh.

“Chẳng hạn, đối với các mặt hàng như dừa, sầu riêng phải gọt vỏ, tách múi, rồi qua nhiều công đoạn bảo quản, xử lý lạnh… mới xuất đi được thì nên coi là chế biến” - ông Tùng đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị nên làm rõ khái niệm về hàng chế biến theo phần giá trị gia tăng mà DN tạo ra. Đối với phần sơ chế thì vẫn áp dụng thuế TNDN phải đóng 20%, còn những mặt hàng chế biến thì nên áp dụng thuế suất TNDN theo diện được ưu đãi.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng kiến nghị nên cho phép chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C, chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín, chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng… được xem là hoạt động chế biến. Những sản phẩm này phải được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Thông tư số 96/2015 của Bộ Tài chính, nghĩa là được phép áp dụng mức thuế TNDN là 10%-15%.

BaoCongThuong



TIN KHÁC
Giải pháp để ứng phó kiện chống lẩn tránh thuế sản phẩm ván dán

Giải pháp để ứng phó kiện chống lẩn tránh thuế sản phẩm ván dán

Mới đây, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm ván dán có nguồn gốc từ Việt Nam. Về phía Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực, kiên quyết loại bỏ các DN tiếp tay cho gian lận, làm ăn phi pháp trong vấn đề
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/8: Kinh tế khó phục hồi, đồng USD đứng ở mức thấp

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/8: Kinh tế khó phục hồi, đồng USD đứng ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ ngày hôm nay (7/8), trên thị trường thế giới diễn biến theo hướng đồng USD tiếp tục giảm. Đồng bạc xanh bị ảnh hưởng bởi những nghi ngờ về đà phục hồi kinh tế của Mỹ trong bối cảnh các cuộc tranh cãi chính trị về kế hoạch cứu trợ mới nhất của Mỹ vẫn đang diễn ra.
Vietcombank và FWD góp sức lan tỏa tinh thần “Sớm bảo vệ, Tự tin sống”

Vietcombank và FWD góp sức lan tỏa tinh thần “Sớm bảo vệ, Tự tin sống”

Chiến dịch “Sớm bảo vệ, Tự tin sống” do Vietcombank, FWD và Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) phối hợp thực hiện nhằm lan tỏa tinh thần sớm bảo vệ đến với giới trẻ, đồng thời chung tay hỗ trợ xây dựng thư viện tóc giả cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư. Khi đăng ký FWD Bảo hiểm bệnh ung thư được phát hành trên trang https://bit.ly/ifwdvcbnews, khách hàng đã đóng góp 99.000đ cho dự án ý nghĩa này.
Tháng 7, huy động trái phiếu Chính phủ tăng 80%

Tháng 7, huy động trái phiếu Chính phủ tăng 80%

Tháng 7/2020, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đã tổ chức 21 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP), huy động được 58.671 tỷ đồng, tăng 80% so với tháng sáu.
TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ Lực đẩy tăng trưởng kinh tế

TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ Lực đẩy tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, 8/9 khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản lấp đầy dự án đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2020, hầu hết doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoạt động ổn định. Bằng nhiều giải pháp như cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng…, các khu công nghiệp tiếp tục là khu vực tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
WLIN Pearls mang về doanh thu 29.400.000.000 VNĐ cho thành viên

WLIN Pearls mang về doanh thu 29.400.000.000 VNĐ cho thành viên

Bằng việc tạo ra những kết nối giao thương với tổng trị giá 29.400.000.000 VNĐ (trong 7 tháng đầu năm 2020), WLIN Pearls đã xuất sắc vươn mình trở thành Câu lạc bộ Kết nối kinh doanh hiệu quả nhất của Mạng lưới WLIN Việt Nam