Kinh tế

Hàng Hong Kong xuất đi Mỹ sẽ phải dán nhãn 'Made in China'


Ngày đăng: 11/08/2020 Lượt xem: 733

Cơ quan Mỹ lên dự thảo về hàng Hong Kong xuất sang nước này phải dãn nhãn "Make in China". Để chỉ rõ rằng đây là hàng xuất xứ từ Trung Quốc, cho thấy Mỹ nhấn mạnh Hong Kong không còn đủ tự chủ để đối xử đặc biệt.

Theo dự thảo của Mỹ, hàng sản xuất tại Hong Kong xuất sang nước này phải dán nhãn "Made in China" sau ngày 25/9.

Cơ quan Đăng ký Liên bang Mỹ dự kiến đăng một thông báo trong hôm nay (11/8), quy định rằng "45 ngày sau ngày công bố", hàng hóa "phải được đánh dấu để chỉ rõ rằng xuất xứ của chúng là 'Trung Quốc'". Việc này là "do Mỹ xác định Hong Kong không còn đủ tự chủ trong mối quan hệ với Trung Quốc để hưởng đối xử khác biệt".

Động thái này được giải thích là phù hợp với việc Mỹ đình chỉ Đạo luật Chính sách Hong Kong năm 1992 và sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump về "Bình thường hóa Hong Kong". Như vậy, các công ty Hong Kong sẽ chịu cùng mức thuế mà Mỹ áp với các hãng xuất khẩu của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại.

Nhãn ghi Made in China trên một chiếc áo len bán tại quầy lưu niệm ở Boston. Ảnh: Reuters

Nhãn ghi "Made in China" trên một chiếc áo len bán tại quầy lưu niệm ở Boston. Ảnh: Reuters

Quy định này là đòn giáng tiếp theo vào nền kinh tế và các công ty xuất khẩu của vốn đang gặp khó tại Hong Kong. Hàng hóa không tuân thủ sẽ phải đối mặt với mức thuế trừng phạt 10% tại các cảng của Mỹ.

"Thay đổi này làm dấy lên lo ngại rằng hàng hóa được sản xuất hoặc biến đổi cơ bản ở Hong Kong sẽ bị coi là có xuất xứ từ Trung Quốc, chịu thuế nhập khẩu theo Điều 301 mà mà Mỹ hiện áp dụng đối với các sản phẩm của Trung Quốc", hãng luật Sandler, Travis & Rosenberg, nhận định. Hiện tại, Mỹ áp thuế nhập khẩu lên số hàng hóa Trung Quốc trị giá 550 tỷ USD. Việc bổ sung hàng hóa sản xuất tại Hong Kong sẽ mở rộng quy mô này, dù không đáng kể.

Hong Kong có thâm hụt thương mại với Mỹ cao hơn so với bất kỳ nền kinh tế nào khác, dù con số này đã giảm 16% năm ngoái, xuống còn 26 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ đã giảm 22,3% so với năm ngoái.

Hong Kong đóng vai trò là một trung tâm tái xuất hơn là giao dịch thương mại trực tiếp. Nền kinh tế này hiện rất khác so với những năm 1970 và 80 - khi còn là một thành trì sản xuất. Giờ đây, chỉ 1% hàng hóa vận chuyển từ Hong Kong được sản xuất tại đây. Thành phố này chủ yếu làm cửa ngõ vận chuyển cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc hoặc xuất đến Trung Quốc.

Xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ năm 2019 là 471 triệu USD, tương đương 0,1% tổng kim ngạch (đã bao gồm hàng tái xuất), theo dữ liệu từ Hội đồng Thương mại và Phát triển của thành phố. Trong đó, 48,5% hàng sản xuất tại Hong Kong xuất sang Mỹ trong nửa đầu năm là đồ trang sức.

Ngành có giá trị thứ hai là các thực phẩm, chiếm 10,7% tổng kim ngạch. Theo chính sách thuế hiện tại, đồ trang sức phải chịu mức thuế 7,5% khi xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc. Mức này đã giảm nửa so với mức 15% trước khi Mỹ - Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một đầu năm nay.

John Marrett, nhà phân tích hàng đầu về Hong Kong tại Economist Intelligence Unit, nói rằng: "Điều này rõ ràng là không tốt. Tuy nhiên, nó không tác động nhiều vì nhìn chung giá trị là không đáng kể".

GDP Hong Kong đã giảm 9% trong quý II so với cùng kỳ. Hồi quý II, mức giảm là 9,1%. Giờ đây, vì các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiềm chế đại dịch, áp lực kinh tế lại càng chồng chất lên thành phố này.

Các nhà phân tích cho rằng điều đáng lo hơn cả trong các hành động thương mại của Mỹ với Hong Kong vài tuần gần đây là kiểm soát xuất khẩu. Điều này có nghĩa các nhà nhập khẩu tại thành phố này không thể tiếp cận một số công nghệ nhạy cảm của Mỹ. Các nhà phân tích và người trong ngành cảnh báo điều này có thể cản trở nghiên cứu của trường đại học và thậm chí là giảm khả năng tiếp cận với công nghệ tiêu dùng.

VNEXPRESS



TIN KHÁC
Tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông quan xuất nhập khẩu

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông quan xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang tác động khó khăn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Tổng cục Hải quan mới có chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trọ, tạo thuận lợi tối đa thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh bình thường mới và hậu Covid-19.
Cherry giảm giá sập sàn, nhà nhập khẩu lo lỗ vốn

Cherry giảm giá sập sàn, nhà nhập khẩu lo lỗ vốn

Lượng cherry Mỹ, Canada... đổ về Việt Nam nhiều khiến thị trường thường xuyên dội chợ, nhà buôn phải giảm giá liên tục để xả hàng
Bức xúc vì hàng xuất khẩu bị đánh thuế như hàng chợ

Bức xúc vì hàng xuất khẩu bị đánh thuế như hàng chợ

Sản phẩm chế biến xuất khẩu bị đánh đồng với hàng sơ chế, doanh nghiệp bị áp mức thuế cao bất hợp lý.
Giải pháp để ứng phó kiện chống lẩn tránh thuế sản phẩm ván dán

Giải pháp để ứng phó kiện chống lẩn tránh thuế sản phẩm ván dán

Mới đây, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm ván dán có nguồn gốc từ Việt Nam. Về phía Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực, kiên quyết loại bỏ các DN tiếp tay cho gian lận, làm ăn phi pháp trong vấn đề
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/8: Kinh tế khó phục hồi, đồng USD đứng ở mức thấp

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/8: Kinh tế khó phục hồi, đồng USD đứng ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ ngày hôm nay (7/8), trên thị trường thế giới diễn biến theo hướng đồng USD tiếp tục giảm. Đồng bạc xanh bị ảnh hưởng bởi những nghi ngờ về đà phục hồi kinh tế của Mỹ trong bối cảnh các cuộc tranh cãi chính trị về kế hoạch cứu trợ mới nhất của Mỹ vẫn đang diễn ra.
Vietcombank và FWD góp sức lan tỏa tinh thần “Sớm bảo vệ, Tự tin sống”

Vietcombank và FWD góp sức lan tỏa tinh thần “Sớm bảo vệ, Tự tin sống”

Chiến dịch “Sớm bảo vệ, Tự tin sống” do Vietcombank, FWD và Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) phối hợp thực hiện nhằm lan tỏa tinh thần sớm bảo vệ đến với giới trẻ, đồng thời chung tay hỗ trợ xây dựng thư viện tóc giả cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư. Khi đăng ký FWD Bảo hiểm bệnh ung thư được phát hành trên trang https://bit.ly/ifwdvcbnews, khách hàng đã đóng góp 99.000đ cho dự án ý nghĩa này.