Kinh tế

Ngành gỗ trên "cao tốc" EVFTA: Hưởng lợi bao nhiêu từ thuế xuất khẩu?


Ngày đăng: 20/08/2020 Lượt xem: 1656

Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) mặc dù đem lại những ưu đãi về thuế nhưng các mức thuế ưu đãi mới sẽ không tạo được các động lực mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong tương lai.

Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang EU. Kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng này của Việt Nam sang EU bình quân mỗi năm đạt trên 500 triệu USD và tiếp tục tăng trong những năm qua. Ngành gỗ Việt Nam kỳ vọng thực thi EVFTA sẽ giúp ngành mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ của mình tại các nước trong khối EU.

Tuy nhiên, trong Báo cáo Tác động của Hiệp định EVFTA tới các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU do nhóm nghiên cứu gồm: Hiệp hội VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends chỉ ra rằng, EVFTA mặc dù đem lại những ưu đãi về thuế, các mức thuế ưu đãi mới sẽ không tạo được các động lực mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong tương lai.

nganh go tren cao toc evfta huong loi bao nhieu tu thue xuat khau
EVFTA có đem lại "cú nhảy vọt" về ưu đãi thuế cho ngành gỗ Việt Nam?

Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu tổng số 253 mặt hàng gỗ vào EU với kim ngạch trên 500 triệu USD mỗi năm. Trước khi EVFTA có hiệu lực, 117 mặt hàng (tương đương với 46,2%) đã có mức thuế nhập khẩu vào EU ở mức 0%. Mặc dù chỉ chiếm dưới 50% trong tổng số các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU hàng năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này khoảng 500 triệu USD, tương đương khoảng gần 90% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào khối này. Điều này có nghĩa là về phương diện thuế, EVFTA được thực thi sẽ không có tác động đối với nhóm các mặt hàng này.

Trong 253 mặt hàng xuất khẩu vào EU có 104 mặt hàng có mức thuế từ 1,7% đến 6% trước EVFTA. Các mức thuế với nhóm mặt hàng này được đưa về 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nhóm này hàng năm chỉ khoảng 50 triệu USD, tương đương dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào EU. Do vậy, việc đưa mức thuế về 0% khi EVFTA có hiệu lực cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với nhóm 104 mặt hàng này.

Năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 562,7 triệu USD, chiếm 5,4% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ của cả Việt Nam trong cùng năm. Kim ngạch năm 2019 tăng 10% so với kim ngạch năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào khối này đạt 254,5 triệu USD, tăng 12% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2019.

Cũng trong các nhóm mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam có 2 mặt hàng chịu mức thuế 6% trước khi EVFTA được ký kết. Mức thuế này sẽ được đưa về 0% trong thời gian 4 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm này chỉ chiếm khoảng dưới 0,4%, tương đương khoảng 2 triệu USD, trong tổng giá trị xuất khẩu G&SPG Việt Nam vào EU. Thay đổi mức thuế về 0% đối với nhóm này sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc mở rộng thị trường cho nhóm hàng này.

Có 30 mặt hàng gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU phải chịu mức thuế trong khoảng 7-10% tùy theo mặt hàng trước khi EVFTA có hiệu lực. Các mức thuế này được đưa về 0% trong thời hạn 6 năm kể từ khi EVFTA đi vào thực hiện. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hàng năm các mặt hàng này rất nhỏ, khoảng 5 triệu USD, tương đương dưới 1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất vào EU. Tương tự như những nhóm mặt hàng nêu trên, thay đổi về thuế khi EVFTA có hiệu lực sẽ không có ý nghĩa đối với nhóm sản phẩm này.

Báo cáo cũng chỉ rõ, trong khối EU, Pháp, Đức và Hà Lan là các thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lớn nhất. Năm 2019, kim ngạch từ 3 thị trường này chiếm khoảng 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào EU.

Có 7 thị trường có kim ngạch xuất khẩu khoảng 20-50 triệu USD/năm, chiếm tổng số 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong năm 2019. 17 thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ, dưới 20 triệu USD mỗi năm/thị trường. Trong số 17 thị trường này có 6 thị trường có kim ngạch rất nhỏ, dưới 1 triệu USD mỗi thị trường mỗi năm.

Do đó, tác động về thay đổi về thuế là kết quả của Hiệp định EVFTA nếu có chủ yếu xảy ra tại ba thị trường là Pháp, Đức và Hà Lan.

Như vậy, với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng được hưởng các ưu đãi về thuế khi EVFTA có hiệu lực không cao (trên dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), báo cáo chỉ ra rằng, việc thực hiện EVFTA sẽ không tạo ra nhiều tác động tích cực trong việc nâng cao cạnh tranh, mở rộng thị trường cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam tại thị trường này trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trends - cho rằng, đây chỉ là những đánh giá trên phương diện thuế. Nội dung của EVFTA bao gồm các lĩnh vực rộng hơn thuế, như phát triển bền vững, xóa bỏ rào cản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng đầu tư công, sở hữu trí tuệ…

BAOCONGTHUONG



TIN KHÁC
Đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài: Kết nối bền vững chuỗi đứt gãy

Đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài: Kết nối bền vững chuỗi đứt gãy

200 doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hàng hóa uy tín của Việt Nam từ các địa phương như An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Đồng Tháp đã được Bộ Công Thương hỗ trợ kết nối bán hàng vào các Tập đoàn phân phối lớn như Walmart, Aeon, Central Retail, Lotte, Mega Market… nhằm góp phần tìm đầu ra ổn định ở cả hệ thống phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: khảo sát nhận diện thương hiệu các sản phẩm

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: khảo sát nhận diện thương hiệu các sản phẩm

Triển khai Chương trình THQG năm 2020, Hội đồng THQG đang tích cực chỉ đạo Ban Thư ký Chương trình THQG - Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan liên quan thẩm định, lựa chọn các Doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm đáp ứng tiêu chí, được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam (giai đoạn 2020 - 2022).
Giá cà phê hôm nay 18/8: Giảm nhẹ theo giá cà phê Robusta tại London

Giá cà phê hôm nay 18/8: Giảm nhẹ theo giá cà phê Robusta tại London

Theo ghi nhận, giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên đầu giờ sáng hôm nay đang giảm nhẹ 100 đồng/kg. Giá cà phê quay đầu giảm theo giá cà phê Robusta tại London.
Giá lợn hơi hôm nay 18/8: Tại cả ba miền tiếp đà giảm nhẹ, đã có địa phương về mức 79.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay 18/8: Tại cả ba miền tiếp đà giảm nhẹ, đã có địa phương về mức 79.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên và khu vực miền Nam tiếp đà giảm nhẹ. Đã có địa phương về mức 79.000 đồng/kg.
Giá thực phẩm hôm nay 18/8: Trái cây, rau củ đồng loạt tăng

Giá thực phẩm hôm nay 18/8: Trái cây, rau củ đồng loạt tăng

Giá nhiều mặt hàng rau củ, trái cây hôm nay tiếp tục tăng ở cả thị trường TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do thời tiết bất lợi.
Tiếp cận thị trường EU: Coi trọng yếu tố bền vững

Tiếp cận thị trường EU: Coi trọng yếu tố bền vững

Theo ý kiến của một số chuyên gia, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, nếu xem nhẹ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, DN Việt Nam sẽ không dễ tiếp cận được thị trường châu Âu (EU).