Kinh tế

TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN CAM KẾT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIEN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)


Ngày đăng: 09/06/2020 Lượt xem: 413

Nằm trong chuỗi các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã triển khai Chương trình tập huấn trực tuyến về các cam kết trong Hiệp định EVFTA

      Nằm trong chuỗi các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã triển khai Chương trình tập huấn trực tuyến về các cam kết trong Hiệp định EVFTA nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu về Hiệp định này cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Chương trình gồm 3 khóa tập huấn chuyên sâu về một số lĩnh vực đang được quan tâm nhất hiện nay như cắt giảm thuế và tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ và cam kết về dịch vụ và đầu tư.

       Kể từ khi công bố thông tin về Chương trình vào ngày 15 tháng 5 năm 2020, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1600 lượt đăng ký đến từ 1.000 doanh nghiệp, 20 hiệp hội và hơn 10 trường đại học tại 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

       Ngày 04 tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi trao đổi trực tiếp giữa chuyên gia đàm phán của Bộ Công Thương với các học viên trên nền tảng Facebook, Youtube về các nội dung của Khóa tập huấn cam kết về dịch vụ - đầu tư.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương tại buổi trao đổi trực tuyến với học viên

       Tại buổi trao đổi này, chuyên gia của Bộ Công Thương đã dành thời gian giải thích kỹ hơn một số nội dung cần chú ý trong cam kết về dịch vụ và đầu tư của Hiệp định EVFTA. Ngoài ra, chuyên gia cũng giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của các học viên về các khía cạnh liên quan đến Hiệp định từ các câu hỏi về lời văn cho đến các tình huống thực tế mà nhiều cơ quan cấp phép đầu tư đang gặp phải.

       Với cách tiếp cận mới mẻ, đơn giản và dễ hiểu cùng với sự tham gia trực tiếp của chuyên gia trực tiếp đàm phán giàu kinh nghiệm của Bộ Công Thương, buổi trao đổi này đã diễn ra hết sức sôi nổi và hiệu quả, giúp cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và người dân nắm vững để vận dụng hiệu quả cam kết dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định EVFTA vào quá trình thực thi sau khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực.

       Trên cơ sở sự thành công của Khóa tập huấn này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các Khóa tập huấn về thuế và tiếp cận thị trường EU và Khóa tập huấn về Quy tắc xuất xứ Hiệp định EVFTA tới đối tượng quan tâm trong thời gian tới, nhằm sớm hiện thức hóa các lợi ích mà Hiệp định này mang lại cho người dân và doanh nghiệp trên cả nước.

CLIP I: Video clip về Các nghĩa vụ cơ bản về Dịch vụ - Đầu tư. 

CLIP II: Video clip về Cấu trúc, cách đọc hiểu và tra cứu cam kết mở cửa thị trường Dịch vụ - Đầu tư. 

                                                                                                                                             Vụ Chính sách thương mại đa biên

                                                                                                                                                            Bộ Công Thương



TIN KHÁC
CHUỖI HỘI NGHỊ “ĐỐI THOẠI TẬN DỤNG HIỆU QUẢ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CPTPP” ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO THÁNG 6/2020

CHUỖI HỘI NGHỊ “ĐỐI THOẠI TẬN DỤNG HIỆU QUẢ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CPTPP” ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO THÁNG 6/2020

Thực hiện chỉ đạo Thủ Tướng Chính phủ trong công tác triển khai Kế hoach thưc hiện Hiệp định đối tác Toàn Diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì các công tác tuyên truyền về Hiệp Định này.
Nỗi ám ảnh đối với nền kinh tế Trung Quốc mang tên "Corona"

Nỗi ám ảnh đối với nền kinh tế Trung Quốc mang tên "Corona"

Sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV) lây lan nhanh từ Vũ Hán (Trung Quốc) là nỗi lo nặng gánh đối với nền kinh tế Trung Quốc vốn đã phải hứng chịu nhiều tổn thương vì thương chiến với Mỹ thời gian qua.
Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam trong dịch virus corona?

Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam trong dịch virus corona?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng dịch virus corona không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam mà ở đó còn có cả những cơ hội.