Chính trị

Lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện


Ngày đăng: 11/08/2020 Lượt xem: 400

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nghiên cứu đề xuất các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để lấy ý kiến rộng rãi.

Theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ, giá bán lẻ điện được quy định cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt.

Triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời qua Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang và đã lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị gồm các cơ quan của Quốc hội, các Bộ ngành, tổ chức, đoàn đại biểu Quốc hội, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội ngành nghề, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị góp ý về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, ý kiến trên các phương tiện thông tin truyền thông trong đợt nắng nóng vừa qua, Bộ Công Thương đã nghiên cứu sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

1. Đối với Khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt

Bộ Công Thương đề xuất 02 phương án để lấy ý kiến như sau:

- Phương án 1: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc.

+ Ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành.

+ Giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh.

+ Ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới.

+ Tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.

- Phương án 2: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá: Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

Trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.

Hai phương án điều chỉnh các bậc thang nêu trên đều đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành cho khách hàng sinh hoạt.

2. Đối với Khách hàng sử dụng điện cho mục đích ngoài sinh hoạt

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án để lấy ý kiến như sau:

- Phương án 1: Khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt bao gồm 03 nhóm: sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh. Trong đó nhóm sản xuất đã bao gồm cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics.

- Phương án 2: Gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 01 nhóm là khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt.

(Chi tiết dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg được đăng tải tại cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực).

Việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện nêu trên đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương.

Các phương án sửa đổi nêu trên nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại chính hiện nay của biểu giá điện, theo hướng phù hợp hơn với thực tế sử dụng điện của các khách hàng sử dụng điện hiện nay.

Trong tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh thành phố, các hiệp hội ngành nghề, các đơn vị điện lực có liên quan để tham gia ý kiến lựa chọn các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đánh giá để hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự kiến áp dụng từ năm 2021.

Chi tiết Dự thảo xem tại đây.

Bộ Công Thương



TIN KHÁC
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Lắng nghe cử tri để làm tốt hơn nữa chức trách của mình!

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Lắng nghe cử tri để làm tốt hơn nữa chức trách của mình!

Sáng 25/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV tại phường Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Sản xuất công nghiệp, điều hành xuất khẩu gạo, bổ sung quy hoạch các dự án điện: Đi đúng hướng

Sản xuất công nghiệp, điều hành xuất khẩu gạo, bổ sung quy hoạch các dự án điện: Đi đúng hướng

Sáng ngày 15/6/2020, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến: Sản xuất công nghiệp, điều hành xuất khẩu gạo, bổ sung quy hoạch các dự án điện.
Làm rõ tính đặc thù trong các cơ chế tài chính cho Hà Nội

Làm rõ tính đặc thù trong các cơ chế tài chính cho Hà Nội

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thảo luận trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 12/6/2020.
Thủ tướng: Bằng mọi giải pháp để tăng trưởng dương, giải ngân hết vốn đầu tư công

Thủ tướng: Bằng mọi giải pháp để tăng trưởng dương, giải ngân hết vốn đầu tư công

Thủ tướng nêu rõ, dù tình hình thế nào cũng phải bình tĩnh với ý chí và quyết tâm vượt qua khó khăn. Bằng mọi biện pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, thúc đẩy mọi giải pháp để có tăng trưởng dương, tăng trưởng toàn vùng ĐBSCL không thấp hơn mức bình quân cả nước.
THỜI SỰ Khẩn trương chuẩn bị ứng phó áp thấp mạnh lên thành bão

THỜI SỰ Khẩn trương chuẩn bị ứng phó áp thấp mạnh lên thành bão

Tại cuộc họp khẩn sáng 1/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị ứng phó với áp thấp trên biển Đông dự báo sẽ mạnh lên thành bão.
Hòa Bình cần biến khó khăn “địa hình” thành lợi thế

Hòa Bình cần biến khó khăn “địa hình” thành lợi thế

Phát triển kinh tế-xã hội của Hòa Bình phải đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội